Tạ Phong Tần - Bản chất của lạm thu

<h2>Người Thầy thời xưa - Cây cao bóng cả</h2>

Chúng ta thường được nghe lặp đi lặp lại trên các phương
tiện truyền thông đại chúng lẫn sách vở trong nhà trường
rằng: Dân ta có truyền thống "tôn sư trọng đạo". Truyền
thống là cái có trước, đã tồn tại thời quá khứ, chớ
không phải hiện tại. Rất nhiều câu chuyện được dân gian
truyền miệng về những tấm gương người thầy ngay thẳng,
thanh sạch, dũng cảm, một đời vì sự nghiệp giáo dục con
người, được đời sau tôn thờ như những vị Thánh, tiêu
biểu nhất là thầy Chu Văn An, kế đến là các vị Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, La Sơn
Phu Tử Nguyễn Thiếp…

<div class="boxright300"><img src="http://danluan.org/files/u1/DayThem.jpg"
width="300" height="170" alt="DayThem.jpg" /><div class="textholder">Một
lớp dạy thêm</div></div>
Thầy không những truyền đạt cho trò về kiến thức, mà còn
là tấm gương đạo đức chuẩn mực cho trò noi theo. Người
thầy dạy cho học trò của mình đạo làm người, cái đức
của bậc trí nhân quân tử. Nhắc đến người thầy cũng
đồng nghĩa với hình ảnh những con người tài năng và đạo
đức, sẳn sàng chịu nghèo khó, sống thanh bạch để xứng
đáng làm thầy. Vì vậy, vị trí người thầy ngày xưa còn cao
hơn người cha trong gia đình (quân, sư, phụ).

Chuyện kể rằng thầy Chu Văn An mở lớp dạy học, học trò
khắp nơi tìm đến học rất đông. Trong số học trò của
thầy Chu có Phạm Sư Mạnh và Lê Quát. Cả hai ông đều đỗ
Thái học sinh và làm quan Hành khiển triều Trần (Hành khiển
cũng là chức quan của Nguyễn Trãi thời Hậu Lê). Tuy làm quan
to trong triều, nhưng mỗi lần về thăm thầy Chu, ông Phạm Sư
Mạnh đều không tổ chức trống rong cờ mở (đúng phẩm hàm
của ông) mà ông xuống kiệu đi bộ từ xa để vào nhà thầy.
Phạm Sư Mạnh luôn quỳ gối khi nói chuyện với thầy. Dù
được thầy cho phép cũng không dám ngồi ghế ngang hàng với
thầy. Chỉ có tài năng, phẩm hạnh, đức độ của thầy Chu
khiến cho học trò nể phục mà tự nguyện làm điều đó, chớ
nào có ai bắt buộc ông quan Hành khiển phải làm như thế.

Thời Pháp, nước ta có những bậc thầy mà bất cứ ai, phe
phái nào cũng phải cúi đầu kính phục là cụ Phan Châu Trinh,
Phan Bội Châu, hay những "ông đồ" nổi tiếng như Vũ Đình
Liên, Nguyễn Đình Chiểu.

Hồi tôi còn nhỏ xíu, ông ngoại tôi là một ông giáo trường
làng Chí Tri. Cả đời ông ngoại tôi sống cơ hàn một cách
phong lưu. Ngoài giờ đi dạy, ông tụ họp bạn bè nói chuyện
kinh Phật, chuyện văn chương. Cuộc sống cả gia đình phần
lớn nhờ vào thu nhập của bà ngoại tôi- một bà mụ vườn
có học nghề hộ sinh của Tây. Còn ông nhất quyết không chịu
làm bất cứ việc gì ngoài chuyện dạy học ở trường vì sợ
làm "ảnh hưởng đến sự thanh sạch của nghề giáo".

Thời đó, con nhà nghèo cố gắng học cho giỏi để thi đậu
vào trường công của nhà nước thì không phải đóng bất cứ
khoản tiền gì cho trường. Trường công được đầu tư cơ
sở vật chất không tiện nghi sang trọng nhưng đủ đảm bảo
cho học trò có môi trường học tập tốt và thành đạt nếu
chịu khó siêng năng học hành đàng hoàng. Nhà giàu thì cho con
vào học các trường tư thục có đóng tiền, dĩ nhiên, điều
kiện về phòng ốc, bàn ghế, sách vở, nơi ăn nghỉ, giáo viên
tốt hơn hẳn trường công.

"Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy".
Câu tục ngữ dân gian ấy người Việt ai cũng biết. Người ta
"Tết thầy" với ý nghĩa "của ít lòng nhiều" chớ không
phải là dịp để thầy kiếm thêm thu nhập. Ai biếu thì nhận,
không biếu thì thôi, thầy không bao giờ mở miệng "nhắc
khéo" như bây giờ. Có lần, ngoại tôi được má học trò
kêu học trò bưng đến nhà thầy một mâm bánh chuối chiên còn
nóng hổi để "thầy ăn lấy thảo", có lúc thì rỗ khoai
lang mới đào, chục trái bắp mới hái… mà không phải đợi
đến Tết mới biếu thầy. Coi như lúc nào nhà nông vào mùa thu
hoạch thì thầy được biếu ăn mệt nghỉ. Thời của cha mẹ
tôi trở về trước, tôi chưa bao giờ nghe các cụ nói rằng
trong trường học có cái sự "đì" học trò, hay bắt phụ
huynh học sinh phải quà cáp, lễ lạt cho thầy giáo hay "lạm
thu" cho nhà trường.

<h2>Người thầy thời nay - "Quyền lực đen" vô hình?</h2>

Từ xưa, chưa bao giờ có ai nói rằng nghề giáo là nghề có
quyền hành và ông thầy giáo là người có quyền lực có thể
uy hiếp người khác làm theo ý mình. Bây giờ có lẽ phải bổ
sung thêm khái niệm thầy cô giáo là những người có quyền
lực, tuy không công khai và không được pháp luật công nhận,
nhưng ngày ngày bất cứ ai cũng thấy cái quyền lực vô hình
ấy hiển hiện, dù người người ca thán, uất ức, phẫn
nộ… mà vẫn phải nhất nhất tuân theo không dám cãi, thì ta
có thể gọi cái quyền lực nhà giáo thời nay là "quyền lực
đen vô hình" vậy.

Câu chuyện "lạm thu" tiền trường hàng năm "đến hẹn
lại lên" ở tất cả các trường cả nước, nói mãi, kêu
mãi mà vẫn không dẹp được, là một biểu hiện rõ nhất
của "quyền lực đen vô hình" trong ngành giáo dục Việt Nam
hiện nay. "Đồng tiền liền khúc ruột", tự dưng mất
tiền, mà phải bóp bụng chịu "mất tiền" một cách vô lý
trong khi gia đình chật vật, khó khăn mới có số tiền ấy,
thì cái sự "mất tiền" ấy nó càng đau "thắt ruột thắt
gan" các bậc phụ huynh nhiều hơn. Nhưng tất cả "vì tương
lai con em chúng ta" nên các bậc phụ huynh phải cố gắng nhẫn
nhịn chịu đựng.

Đầu năm học mới, hàng loạt các tờ báo trong nước như <a
href="http://vietnamnet.vn/giaoduc/diendan/201009/Hai-Bo-truong-ho-Pham-noi-chuyen-den-hen-lai-len-935102/">Vietnamnet</a>,
<a
href="http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201037/20100912231553.aspx">Thanh
Niên</a>, <a
href="http://www.tienphong.vn/Khoa-Giao/512406/Du-cach-thu-tien-dau-nam-hoc.html">Tiền
Phong</a>, <a
href="http://tuoitre.vn/Giao-duc/399708/Loay-hoay-%E2%80%9Cmua-tien-truong%E2%80%9D.html">Tuổi
Trẻ</a>, <a
href="http://nld.com.vn/20100911012256795P0C1017/lam-thu-tien-truong-khap-noi.htm">Người
Lao Động</a>… đều cùng phản ánh hiện tượng phụ huynh học
sinh "kêu" về các khoản tiền trường phải đóng. Nhiều
người thấy rõ ràng là "không hợp lý" như: tiền "hỗ
trợ trượt giá", "phụ phí", "đầu tư mũ dép", các
loại "quỹ lớp", "quỹ trường"… thậm chí có trường
mẫu giáo ở Cổ Nhuế (Hà Nội) phụ huynh phải đóng quỹ
trường đến 400 ngàn đồng/cháu. "Nếu nộp tất tật các
khoản là 838.000 đồng mỗi cháu".

Ở Hà Nội và Sài Gòn, "nhiều trường đang lên kế hoạch
thông qua Ban phụ huynh lớp để gợi ý thu tiền gắn máy điều
hòa trong phòng học, lắp máy chiếu, máy tính trong lớp...".

Một phụ huynh giấu tên phát biểu: "Dù trong Luật Giáo dục
quy định bậc tiểu học không phải đóng học phí, nhưng chỉ
với các khoản thu ngoài học phí này, mỗi học sinh phải đóng
trên 500.000 đồng mỗi năm học. Đây không phải là mức đóng
góp nhỏ và không phải phụ huynh nào cũng kham nổi".

Vietnamnet nói rằng "Cũng không hiếm phụ huynh ký tên đồng ý
với các khoản thu tự nguyện nhưng lòng hậm hực vì giải
thích của giáo viên chưa thỏa đáng hoặc không hiểu khoản thu
đó nằm trong quy định nào".

Nguyên nhân phụ huynh sợ hãi, theo nhà báo Thanh Hà (báo Tuổi
trẻ TP.HCM), "Thực tế đã xảy ra ở một số trường khác,
khi có người lên tiếng thì lập tức con bị chuyển sang lớp
khác mà môi trường giáo dục không bằng...". Bị "đì" là
cách nói phổ biến của phụ huynh.

Một người quen của tôi nói cháu chị năm ngoái học mẫu giáo
lớp chồi, một hôm về nhà nằng nặc đòi mẹ phải mua áo
dài thêu cả triệu đồng tặng cô giáo. Ngạc nhiên quá, chị
gạn hỏi thì cháu nói: "Cô mở quà của mẹ bạn… trước
mặt tụi con, chỉ cho coi rồi nói: 'Tặng quà cho cô phải như
vầy nè, ai mà đi tặng bông, tặng bánh Trung Thu có vài trăm
ngàn thấy ghê' ".

<h2>Bản chất của "lạm thu"</h2>

Theo thầy Đỗ Việt Khoa, "Trường này thấy trường khác mua
sắm thiết bị mà mình không có, thì phải nghĩ cách mua và
thế là lạm thu. Ngày càng có nhiều khoản vô lý và tình
trạng lạm thu cũng ngày càng nhiều. Còn phụ huynh cứ "cắn
răng" đồng tình với những khoản thu vô lý đó. Vì sợ con
mình bị trù dập nên vô hình chung các phụ huynh lại tiếp tay
cho nhà trường lạm thu. Lạm thu trong nhà trường chính là hình
thức tham nhũng công khai". Thầy Khoa nói thêm: "Lạm thu trong
nhà trường sẽ dạy cho học sinh tính gian dối, bởi thầy cô
thì vẫn rao giảng đạo đức mà lại không trung thực trong cả
hệ thống nhà trường".

Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, ông Phạm Vũ Luận
cho rằng: "Thu và không thu, nộp và không nộp về nguyên tắc
là công việc thuộc cơ sở. Dư luận rất lên án việc này,
nhưng về hành động của nhiều người lên án mạnh mẽ thì
lại tiếp tay cho việc này. Cho nên, cần một nhận thức thống
nhất, một hành động thống nhất chung của mọi chủ thể,
trong đó có hành động của Bộ, có hành động của địa
phương, có hành động của phụ huynh". "Nguyên nhân của
lạm thu tiền trường là do tài chính chưa minh bạch, công khai,
trong khi đó quy định lại chưa cụ thể". Xem ra, Tân Bộ
trưởng đang "đá quả bóng" trách nhiệm về phía phụ huynh
học sinh và "đổ thừa hoàn cảnh" do thiếu tiền. Có lẽ
ông Phạm Vũ Luận không được đi học vào bối cảnh thời
trước nên không biết rằng hồi trước học trò đi học đâu
có cần máy điều hòa, quạt điện, máy chiếu… trong lớp, mà
vẫn đào tạo được một lớp nhà văn, nhà báo, nhà khoa học,
học giả uyên bác.

Một khi nhà trường và giáo viên đã muốn "thu", cố tình
"thu" thì sẽ có nhiều cách thu ngầm, thu lén, thậm chí
không cần mở miệng nói chữ "thu" mà cứ tâm ngẩm tầm
ngầm dùng nhiều "thủ thuật" ép học sinh, thì phụ huynh
xót con mình phải tự nguyện năn nỉ xin "cống nạp". Không
thể dùng biện pháp hành chính cấm đoán hay kiểm tra việc
"lạm thu" nếu cấp trên không đặt vấn đề tài sản trong
các trường "đột nhiên phình ra", thậm chí lại còn coi đó
là thành tích ghi vào báo cáo để khen thưởng hằng năm, thì
việc "lạm thu" vẫn cứ còn tiếp tục dài dài.

Theo tôi, bản chất của việc "lạm thu" hay "gợi ý tặng
quà" là các nhà giáo đã đánh mất truyền thống thanh cao
trong sạch của nghề giáo thời xưa, đã đánh mất lòng tự
trọng để thản nhiên hành xử bất công với con trẻ một
cách công khai nhằm mục đích vụ lợi cho mình.

Tôi chợt nhớ đến "Thư gởi học sinh cả nước nhân ngày
khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc
lập", ông Hồ Chí Minh viết: "Từ giờ phút này trở đi các
em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo
dục của một nước độc lập" (Hồ Chí Minh, 3/9/1945). Quý
thầy cô giáo ở Việt Nam hiện nay, ngay cả toàn bộ lãnh đạo
của ngành Giáo dục - Đào tạo Việt Nam, đều là những
người trẻ cả.

Tạ Phong Tần
Bài đã đăng Thời Báo (Canada)

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6543), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét