Trần Độ - "Chính sách xã hội và vai trò con người"

<div class="special_quote">... Trước nay ta thường chia kinh tế --
xã hội thành hai khu vực: khu vực sản xuất vật chất và khu
vực không sản xuất. Những ngành hoạt động trên các lĩnh
vực giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, được xếp vào khu vực
"không sản xuất", nên không khỏi có người cho là "ăn hại"
(!) Ở Quốc hội trước đây cũng đã nhiều lần bàn về vấn
đề này. Nhưng bà mãi rồi cũng chưa đi được đến hiệu
quả rõ rệt. Bởi ấn tượng cho rằng nó "không sản xuất"
nên không cấp thiết, không quan trọng, có thì giờ thì bàn,
không thì thôi. (tr. 29-30)</div>

<div class="special_quote">... Vai trò con người trong cách mạng và
trong sản xuất. Từ lâu ta đã nói: "Cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng". Đại hội IV Đảng ta nói rõ: Con người vừa
là chủ thể vừa lả sản phẩm của xã hội, vừa là động
lực, vừa là mục tiêu của cách mạng xã hội, tạo ra hạnh
phúc thật sự cho con người. Thế nhưng trên chặng đường dài
dẫn tới mục tiêu cao cả đó, chúng ta thấy có những cuộc
cách mạng, hay có những giai đoạn cách mạng, ta thường chỉ
coi con người như một công cụ của cách mạng, mà không nghĩ
con người chính là mục tiêu của cách mạng, chính vì con
người, vị hạnh phúc con người ta làm cách mạng. (tr. 32)</div>

<div class="special_quote">... Khi nói: "Cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng" thì cái gì ta cũng huy động thật lực, động
viên thật lực. Trong khánh chiến, sự động viên đó, sự huy
động đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng vì kháng
chiến kéo dài suốt 30 năm, nên ta thường quen nghĩ là phải
như thế mới thể hiện được tinh thần "cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng". Nếp nghĩ này trở thành một quán
tính ý thức, nên khi cách mạng chuyển sang giai đoạn mới,
lấy xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất làm nhiệm vụ
trung tâm thường xuyên, thì nhiều người vẫn quen lối huy
động thời chiến, động viên thời chiến, khiến cho sự huy
động đó trở thành nghịch lý mà vẫn không hay biết. Vì vậy
mới xuất hiện tình hình hơn chục năm qua (kể từ khi chiến
tranh kết thúc) cái gì ta cũng quen đổ lên đầu nông dân, hết
nghĩa vụ nọ lại nghĩa vụ kia, cái gì cũng kêu gọi ho mang
lòng yêu nước ra mà làm. Làm không được, hoặc không đủ
thì ta cho họ chưa "thật sự yêu nước" hoặc chưa huy động
được hết long yêu nước của họ (!). (tr. 32-3)</div>

<div class="special_quote">... Trở lại vấn đề: ta hay quên mục
tiêu cách mạng là phục vụ quần chúng, mà chỉ thường nhớ
rằng quần chúng là đồng lực để làm cách mạng. Khẩu hiệu
của Đảng là "Tất cả vì chủ nghĩa xã hội! Vì hạnh phúc
của nhân dân". Trong khẩu hiệu này mục tiêu cách mạng xã
hội chủ nghĩa là vì hạnh phục của nhân dân được nêu lên
hết sức rõ rệt. Nhưng tôi đi các nơi quan sát và kiểu tra
thì thấy ấn tượng chung của nhiều người thường nặng về
phía "Tất cả vì chủ nghĩa xã hội" mà nhẹ về "Vì hạnh
phúc của nhân dân". Mà khi nói "Tất cả vì chủ nghĩa xã hội"
thì lạ cũng như ngày xưa nói "Tất cả vì tiền tuyến, tất
cả để đánh thắng", cái quán tính, ý thức ấy cứ được
đem ra mà chỉ đạo hành động, mà động viên quần chúng làm
mọi nhiệm vụ, mọi nghĩa vụ. Anh nào, nơi nào huy động
giỏi, động viên giỏi thì được tính thành tích cao, ngược
lại anh nào huy động kém thì bị xem là thiếu tinh thần xã
hội chủ nghĩa, thiếu nhiệt tình xây dựng xã hội chủ nghĩa.
(tr. 34)</div>

<div class="special_quote">... Người lãnh đạo, người quản lý
không hiểu rõ đặc điểm tình hình, không hiểu rằng giờ
đây các quy luật kinh tế đã thay thế các quy luật trong thời
kỳ chiến tranh nên cứ hô hào và giao nhiệm vụ sản xuất cho
mọi người một cách mệnh lệnh như giao nhiệm vụ chiến
đấu trước đay, rốt cuộc không kết quả. (tr. 34-5)</div>

<div class="special_quote">... Trong khi nhiều đồng chí quản lý
sản xuất, quản lý xí nghiệp của ta còn chưa chú ý quan tâm
tới con người, thì ở một số nước công nghiệp anh em, và
nhiều nước tư bản lại rất quan tâm tới vấn đề này. Có
thể nói không quá rằng, về điểm này, thế giới tư bản,
chủ nghĩa tư bản đã "giác ngộ" hơn ta, họ có kiến thức và
kinh nghiệm nhiều hơn ta... Tư bản quan tâm tới nhu cầu cuộc
sống của người công nhân là để người công nhân an tâm,
tự nguyện làm ra lợi nhuận không ngừng cho tư bản. Còn chúng
ta, chúng ta quan tâm đến cuộc sống con người là vì mục
đích cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là đem lại hạnh phúc
cho con người, vì con người là yếu tố quan trọng nhất của
sản xuất. (tr. 36-7)</div>

<div class="special_quote">... Do không nhận thức được đầy đủ
và đúng đắn vai trò của con người trong sản xuất, trong xây
dựng kinh tế, nên nhiều khi lập kế hoạch sản xuất, hoặc
lên quy hoạch xây dựng một vùng kinh tế mới nào đó ta
thường quên tính đến yếu tố con người với những nhu cầu
của nó, ta thường để thiếu những công trình phục vụ con
người. Ở các vùng cao sâu hẻo lánh, khi ta vận động nhân
dân tới đây lập nghiệp, bà con thường hỏi lúc ốm đau thì
chữa bệnh ở đâu? Hàng tháng có được xem phim không? (tr.
37)</div>

<div class="special_quote">... Đi kèm với nhu cầu ăn, con người
còn không biết bao nhiêu là nhu cầu khác không thuộc lĩnh vực
vật chất. Chẳng hạn nhu cầu tự nâng cao năng lực và tự
hoàn thiện nhân cách của mình theo hướng chân, thiện, mỹ, mà
theo tôi nó đặc trưng nhất cho bản chất người. Thế nên,
nhiểu nhu cầu con người là phải hiểu ở cả hai mặt vật
chất và không vật chất, hay vật chất và văn hóa--tinh thần.
(tr. 38-9)</div>

<div class="special_quote">... Bên cạnh hành tỷ nhu cầu, hàng tỷ
mối quan hệ, con người lại còn có hàng tỷ tâm trạng, nỗi
niềm, mà không nghiên cứu kỹ, không hiểu thấu đáo, chúng ta
cũng không thể có chính sách tốt đối với con người, không
động viên được tính tích cực xã hội của con người và
không quản lý con người tốt được. Khác với loài vật, con
người có một thế giới tâm hồn phong phú, rất đa cảm và
rất nhạy cảm với chung quanh. Động một chút có thể buồn
được. Động một chút có thể tủi thân, động một chút có
thể bốc đồng. (tr. 40-1)</div>

<div class="special_quote">... Năm ngoái (tháng 10-1987) gặp văn nghệ
sĩ, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có nói một ý, rất
thú vị. Đó là trước đây cứ làm cách mạng xong thì hết
những cái "ai, nộ, ố, ái, dục" mà chỉ còn chữ "hỉ, lạc"
nghĩa là làm cách mạng xong chỉ vui suốt ngày, cuộc đời cứ
phơi phới đi lên, ai cũng tốt, lúc nào cũng tốt mà không còn
những chuyện buồn phiền, lo lắng, phẫn nộ. Nay mới biết
hóa ra không phải. Làm cách mạng xong và ngay cả tiến lên chủ
nghĩa cộng sản nữa, cuộc sống con người vẫn còn những
nỗi niềm. Chẳng hạn, con người vẫn phải yêu nhau. Mà đã
yêu nhau thì vẫn không ít chuyện rắc rối. Huống chi ta đang
ở trong chặng đường đầu thời kỳ quá độ, bên cạnh cái
vui, những cái buồn bực, lo lắng, phẫn nộ còn diễn ra hàng
ngày, nhiều vô kể. Nhưng chúng ta có thói quen nghĩ tới con
người là nghĩ tới công cụ để sản xuất, và không hoặc ít
nghĩ họ là đối tượng mà cách mạng phải làm cho họ có
niềm vui, được sung sướng về tâm trạng của quần chúng,
thậm chí không quan đến cả tâm trạng của những người
cộng sự với mình ở trong xí nghiệp, cơ quan mà mình phụ
trách. (tr. 42)</div>

<div class="special_quote">... Cho nên, ý thức văn hóa là ý thức
về đời sống tinh thần của một dân tộc, ý thức về những
giá trị văn hóa của một dân tộc, chứ không phải sự quan
tâm hay không quan tâm đến một vai hoạt động văn hóa cụ
thể. (tr. 50)</div>


<div class="special_quote">... Trước đây chúng ta quan niệm bản
chất văn nghệ là trò vui, và chức năng của nó là cổ động
cho các nhiệm vụ khác. Ví dụ, xã hội có nhiệm vụ tuyển
quân, có nhiệm vụ đóng thuế, thu nợ... Nghĩa là quan niệm
rằng bản thân văn nghệ không có nhiệm vụ của riêng nó và
nó chỉ là một phương tiện để phục vụ các phục vụ khác.

Giờ đây, chúng ta quan niệm văn nghệ có nhiệm vụ chính trị
cao cả của bản thân nó là xây dựng tâm hồn, tình cảm và
tư tưởng con người. Nghĩa là nó trực tiếp tham gia một phần
rất quan trọng vào việc xây dựng con người mới. Đây là cái
"thần" của văn nghệ mà không một hoạt động nào hay hình
thức, ý thức nào có thể thay thế được. Cái "thần" này
tạo nên tính cách, hình thành nhân cách, tạo nên sự hoàn
thiện nhân cách. Bây giờ thì ta phải có một nền văn nghệ
đủ sức mạnh làm được việc này. Và phải giao cho văn nghệ
những nhiệm vụ như vậy chứ không phải chỉ là những nhiệm
vụ lặt vặt hàng ngày. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng
nề, vì thực ra trong cuộc sống không ai là không chịu tác
động của văn nghệ, của các tác phẩm văn nghệ mà hình
thành nhân cách. (tr. 51)</div>

<em>Trần Độ (trích từ quyển "Đổi mới và chính sách xã
hội, văn hóa" - Nxb TPHCM, 1988, tr. 27-52.)</em>
_______________________


Lời viết này của Trần Độ là trăm phần trăm Mác-Lê. Những
ý này cũng thấm nhuần quan niệm của cựu Tổng Thư Ký
Gorbachev.

<div class="special_quote">... Thế giới quan của Gorbachev trong
những năm đầu cai trị của ông vốn không phải là chủ nghĩa
tự do. Ông cho rằng nhân dân Liên Xô đã lựa chọn "con
đường xã hội chủ nghĩa" từ năm 1917 và họ về cơ bản
đoàn kết, thống nhất và cam kết đi tới xã hội chủ nghĩa.
Vậy tại sao chế độ không tiến triển? Gorbachev kết luận
rằng vấn đề nằm trong một sự thật là sức sáng tạo bẩm
sinh của quần chúng bị bóp nghẹt. Vận dụng lời lẽ bay
bướm là một phần Mác trẻ và một phần gần như chủ nghĩa
lý tưởng tự do, ông giải thích là lớp quan liệu và 'chế
độ quan liệu độc đoán' đã 'chặn khả năng sáng kiến của
dân, làm dân thấy xa lánh trong tất cả các lĩnh vực hoạt
động quan trọng và coi nhẹ giá trị từng cá nhân.' Cách giải
quyết vấn đề này sẽ nằm trong một hình thức 'dân chủ'
mới mà đòi hỏi sự bàn luận công khai nhưng chưa phải là
chủ nghĩa đa nguyên kiểu Tây phương. Kiểu "dân chủ" này sẽ
thay đổi tâm lý của dân, thúc đầy họ thành những nhân viên
và công dân nhiệt tình, hay sẽ 'chủ động hóa vai trò con
người.' Ban đầu--như Khrushchev đã làm trước ông--Gorbachev
nuôi hy vọng là Đảng sẽ lãnh đạo toàn xã hội hướng tới
sự cải cách, nhưng ông nhanh chóng mất tin tưởng ở Đảng,
bởi các quan chức trong đảng chống lại các biện phápcủa
ông. (David Priestland, The Red Flag (New York: Grove Press, 2009), pp.
536-7)</div>


Chủ đề chính trong bài của Trần Độ là "vai trò con người"
- trong cách mạng, trong sản xuất. Ông không đề cập đến dân
chủ. Nhưng nói đến vai trò con người thì ông nghĩ đến vai
trò của văn hóa văn nghệ. Ông phê bình thái độ của cơ chế
nhà nước Việt Nam rất nặng đến mức mà cũng phải ca ngợi
thế giới tư bản. Ông bắc bỏ "quan niệm rằng bản thân văn
nghệ không có nhiệm vụ của riêng nó và nó chỉ là một
phương tiện để phục vụ các phục vụ khác." Như thế là
một thay đổi rất lớn. Trần Độ gần như nói là một số
người trong nhà nước có bóc lột người nông dân - bắt họ
làm việc một cách không công bằng. Hay gửi những người đi
vùng kinh tế mới mà không tạo điều kiện an lành để sống.

Trong một bài khác thì Trần Độ viết đến nhiệm vụ "xây
dựng tình cảm" của các văn nghệ sĩ. Về trách nhiệm cao cả
của họ. Ở đây Trần Độ như muốn văn nghệ sĩ làm kỹ sư
của tâm hồn - hiểu hiểu biết và thông cảm với nỗi niềm
của các con người - "động một chút có thể buồn được."
Hồi trước thì con người cách mạng không biết buồn. Nhưng
Trần Độ vẫn thấy vai trò của nhà nước là "động viên
tính tích cực xã hội của con người" và "quản lý con người
tốt được." Nghĩa là không để con người được yên. Nhưng
bây giờ con người được huy động để thành con người tốt,
con người hoàn hảo (con người vị con người?) vì con người
hoàn hảo sẽ làm việc tốt cho xã hội. Không biết con người
vẫn có phải là công cụ?

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5230), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét