Tô Văn Trường - Cẩn trọng suy ngẫm trước khi “bấm nút” (*)

Thưa Các Anh

Thực lòng, tôi không muốn viết gì thêm về dự án đường
sắt cao tốc Bắc Nam vì đã có 3 bài <a
href="http://danluan.org/node/5020">"Đường sắt cao tốc Việt Nam,
cần thiết chưa?"</a>, <a
href="http://www.tuanvietnam.net/2010-05-23-duong-sat-cao-toc-bac-nam-kim-tu-thap-cua-viet-nam-">"Đường
sắt cao tốc Bắc Nam-Kim tự tháp của Việt Nam?"</a> và <a
href="http://www.vids.org.vn/vn/asp/News_Detail.asp?tabid=1&mid=808&ID=1097">"Từ
siêu dự án đường sắt cao tốc đến con số GDP"</a> nhưng qua
trao đổi với các đồng nghiệp lại thấy "máu phản biện"
vẫn chưa nguôi.

Anh bạn (cựu sinh viên AIT) khi đọc về công nghệ Mini Shinkansen
ở Nhật Bản áp dụng cho khổ tàu 1m, thấy rất thú vị và
tự đặt câu hỏi: <em>"tại sao bộ phận chấp bút dự án
không xem xét, đánh giá phương án này?"</em>.

Tuyến đường sắt hiện tại Hà Nội - TP.HCM khổ 1m, nếu
tập trung đầu tư nâng cấp cải tạo bằng các kỹ thuật mới
của Nhật thì hoàn toàn có thể nâng cao tốc độ chạy tàu
gấp đôi (từ 60km/h lên 120km/ h trung bình). Bên Nhật cũng chỉ
có hơn 1000km đường Shinkanshen dùng rails khổ tiêu chuẩn 1m43,
còn lại là hơn 20.000km đường rails 1067mm (lớn hơn VN 6.7cm,
không đáng kể) và họ cũng đã nghiên cứu chạy shinkanshen
trên khổ rails này thành công. Các lớp tàu cao tốc này gọi là
<a href="http://en.wikipedia.org/wiki/Mini-shinkansen">Mini-shinkanshen</a>,
tốc độ tối đa có thể lên 240km/h, còn tốc độ hành trình
khoảng 130km/h vì các tuyến này xây dựng từ lâu nên giao cắt
với nhiều đường ngang và khu dân cư (tình trạng tương tự
như Việt Nam)

- Hàn Quốc mất 12 năm tự xây dựng, nghiên cứu và làm chủ
công nghệ TGV để khai thác thành công KTX (<a
href="http://en.wikipedia.org/wiki/Korea_Train_Express">Korea Train
Express</a>) nhưng ngay năm đầu tiên, Thủ tướng Hàn Quốc cũng
phải thừa nhận đây là "Political failure".

Năm đầu tiên đưa vào khai thác trên tuyến Seoul - Busan, chỉ
đạt ngưỡng 70900 hành khách / ngày (dự tính 200,000 hành khách
/ ngày) với 46 tàu.

- VTV2 tối qua cũng giới thiệu về dự án KTX này. Khi thiết
kế và tính toán, Hàn Quốc đặt bài toán nghiêm túc về bài
toán "vào hầm" vì 40% tuyến đường là hầm chui với tốc độ
300km/h khi đi vào hầm sẽ tạo ra một lực nén khổng lồ tác
động lên 20 toa tàu. Mở rộng tiết diện hầm chui đến hơn
102 m2, của Đức khoảng 92 m2, của Pháp là 78m2. Không chỉ là
bài toán công nghệ, cả các vấn đề về thi công xây dựng
hệ thống cầu cũng được đặt ra và giải quyết. Tuyến Seoul
- Busan chỉ có hơn 330km và địa hình nhiều sông ngòi tương
tự Việt Nam, còn chúng ta thì "Các doanh nghiệp sản xuất linh
kiện Việt Nam làm được cái ốc xe đạp hình lục lăng, nhưng
tra vài cái cờ-lê mới vừa và khi vặn ra nó đã toét thành
hình tròn". Tôi nghe kể lại đó là ý kiến của Phó Thủ
tướng Hoàng Trung Hải đã phát biểu khi còn là Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp.

- Không ai phản đối xây dựng đường sắt cao tốc đơn giản
vì KTX của Hàn Quốc đến hôm nay đã chiếm tỷ lệ vận
chuyển hành khách lên đến 38 triệu lượt/năm, ~ 67% tỷ lệ
vận tải. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra <em>"có phải làm bằng
mọi giá với năng lực của ngành đường sắt của chúng ta thi
công mãi tuyến Hà Nội - Quảng Ninh mà chưa xong?"</em>. Hãy xem
bài học sập trụ cầu Cần Thơ, sập trụ đường dẫn cầu
Thanh Trì (đều là dự án ODA của Nhật, chuyển giao công nghệ
của Nhật và Việt Nam thi công) để chuẩn bị cho 1700 km
Shinkansen kiểu Việt Nam!

- Qua thông tin trên báo chí, đề cập đến ý kiến của khá
đông đại biểu Quốc hội rất ủng hộ dự án đường sắt
cao tốc vì chạy qua địa phương mình!!!? Nếu hiểu sâu về
bài toán kinh tế tài chính, các con số thống kê còn nhiều
bất cập về GDP, ICOR của nước ta, tôi tin rằng nhiều người
có quyền "bấm nút" sẽ phải suy nghĩ lại về nhận thức
của mình. Cử tri cảm thông với nhiều vị đại biểu Quốc
hội "đói thông tin", kiêm nhiệm nhiều việc, hoàn cảnh,
phương tiện làm việc eo hẹp. Trong khi đó, bài toán kinh tế
rất phức tạp nhiều khi ngay cả một số nhà khoa học cũng
còn lơ mơ, lúng túng, cho nên các vị đại biểu cần lắng nghe
thông tin nhiều chiều, đọc nhiều, phân tích hoặc tìm chuyên
gia "tư vấn" để rút ra kết luận đúng đắn nhất.

- Một bạn nữ cũng là cựu sinh viên AIT, cho biết một ví dụ
rất sống động về kinh nghiệm của các quan chức thuộc tỉnh
Champagne-Ardenne (Pháp) suy nghĩ như thế nào trước khi "bấm
nút" về dự án đường sắt cao tốc? Sau khi dự án xây dựng
tuyến đường sắt cao tốc cho tỉnh Champagne-Ardenne (Pháp)
được đề xuất vào tháng 2/2004, dự án được giao cho một
đội ngũ đông đảo các nhà khoa học chuyên ngành (gồm nhiều
ngành liên quan, không phải chỉ có riêng chuyên gia ngành giao
thông vận tải) để nghiên cứu tiềm năng và tác động của
tuyến đường này đối với tỉnh Champagne-Ardenne. Dự án khoa
học này bắt đầu bằng việc nghiên cứu kinh nghiệm của
những tỉnh khác của Pháp đã có đường sắt cao tốc để
rút ra những bài học tác động tích cực và tiêu cực của
đường sắt cao tốc đến các hoạt động kinh tế xã hội. Sau
đó, dựa trên đặc thù của tỉnh Champagne-Ardenne, các nhà khoa
học đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu (tài liệu
lưu trữ, phân tích thống kê, phân tích kỹ thuật, mô phỏng
tình huống, phỏng vấn những đối tượng liên quan vv...) và
sử dụng tất cả mọi nguồn số liệu (kinh tế, kỹ thuật,
địa lý, môi trường vv...) để nghiên cứu rất chi tiết mọi
điểm liên quan đến tuyến đường sắt, trong đó có một số
mục chính như sau:

<strong> Tiềm năng sử dụng đường sắt cao tốc</strong>:

- Tại sao phải cần xây dựng đường sắt cao tốc? Nó sẽ
phục vụ những mục đích gì? Giá vé và giờ giấc hoạt
động ra sao?

- Cần đầu tư bao nhiêu cho tuyến đường sắt cao tốc này?
Phải tính đến không những đầu tư để xây dựng tuyến
đường sắt cao tốc mà còn để nó có thể phục vụ nhiều
thập kỷ sau này. Việc đầu tư này có khả thi không? có thực
tế không?

- Nếu đầu tư lớn như thế thì hiệu quả sử dụng đường
sắt cao tốc là thế nào? Có thể phát triển hiệu quả của
nó ra sao?

<strong>Vấn đề quy hoạch địa chính</strong>:

- Đường sắt cao tốc sẽ chạy qua những nơi nào? Ở đó có
những lĩnh vực kinh tế gì (nhà máy, khu công nghiệp, khu nông
nghiệp ...) đường sắt cao tốc chạy qua sẽ dẫn đến những
thay đổi gì cho những hoạt động này?

- Có đông dân không? Kế hoạch di dân ra sao? Có ảnh hưởng
như thế nào đến đời sống của họ?

- Dân cư và các hoạt động kinh tế ở những vùng lân cận
sẽ có ảnh hưởng như thế nào?

- Tuyến đường sắt cao tốc này có chạy qua các tuyến
đường bộ hiện nay không? Nếu có thì phải thay đổi các
tuyến đường bộ ra sao? Làm thế nào để nối các tuyến
đường bộ với tuyến đường sắt cao tốc?

- Khi xây dựng tuyến đường sắt cao tốc thì cũng phải xây
dựng các ga mới cho tuyến đường này và các hạ tầng cơ sở
khác như ga đỗ xe, cửa hàng, cơ quan làm việc ...Việc xây
dựng những ga mới này cần những thay đổi ra sao về quy
hoạch?

<strong>Vấn đề môi trường</strong>:

- Các yếu tố địa lý ở các vùng đường sắt cao tốc sẽ
chạy qua như thế nào (sông, núi, cầu cống...)?

- Có những mỏ ngầm không?

- Có nguy cơ bị chấn động không?

<strong>Khả năng mở rộng</strong>:

- Mô phỏng khả năng phục vụ của tuyến mới đường sắt cao
tốc (giá cả, giờ giấc...) cho mấy chục năm sau ví dụ cho
năm 2040?

<strong>Những rủi ro phát sinh</strong>:

- Các yếu tố địa lý không ổn định

- Những khó khăn tiềm năng trong việc kết nối tuyến đường
sắt cao tốc này với những tuyến giao thông hiện có.

Sau gần 2 năm làm việc cật lực, đến tháng 2/2006 các nhà khoa
học đã đưa ra bản báo cáo bao gồm:

Bản nội dung 16 trang; Tổng hợp 33 trang; Phần 1: 264 trang, phụ
đề 79 trang. Trên cơ sở báo cáo này Ủy ban tỉnh họp, bàn
luận kỹ càng, cân nhắc mọi yếu tố ...rồi mới đưa ra
quyết định xây dựng tuyến đường sắt cao tốc này cho tỉnh
Champagne-Ardenne.

Thế mới biết ở Pháp tuy là một đất nước nổi tiếng về
đường sắt cao tốc (TGV), tức là họ có rất nhiều kinh
nghiệm, nguồn vốn, điều kiện để xây dựng cũng như khả
năng để sử dụng đường sắt cao tốc mà họ còn cẩn trọng
như thế nào trước khi quyết định xây một tuyến đường
sắt cao tốc mới chỉ cho một tỉnh thôi, chứ chẳng nói là
cho cả nước như Việt Nam.

Xin lưu ý muốn xây dựng đồ án chuẩn bị đầu tư đường
sắt cao tốc thật bài bản và khoa học đòi hỏi phải có các
chuyên gia đầu đàn rất chuyên sâu kiến thức về
"inter-regional input-output analysis" để đánh giá hiệu quả, đặc
biệt là biết thiết lập "interregional socio account matrix". Ở
Việt Nam có một vài "cao thủ" biết nói về lý thuyết nhưng
chưa có một ai thành thạo biết thiết lập trong thực tế.

Liên hệ ngay dự án trong phạm vi một tỉnh như Dung Quất cũng
rất đáng phải suy nghĩ:

Năm 1997: Nghị quyết 07 của Quốc hội khoá X đầu tư 1,5 tỷ
USD
Năm 2005: <a href="http://vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2005/11/516703/">
Ấp ủ và khởi công sau 15 năm</a>

Tổng mức đầu tư lên 2,5 tỷ và kết luận sơ bộ <a
href="http://vietnamnet.vn/kinhte/congnongngunghiep/2005/05/439879/">'Chúng
ta đã bị động'</a>; dự kiến hoàn thành đầu năm 2009.

Năm 2009: Tổng tồng tư được phê duyệt lên trên 3 tỷ đô la;
ra lò mẻ xăng đầu tiên ngày 22/2/2009; ngày 18/8/2009 <a
href="http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/08/3BA12BAE/">tạm dừng
hoạt động vì sự cố kỹ thuật</a>, chưa thể bàn giao theo
dự kiến

2010: Dự kiến bàn giao cuối tháng 5/2010 nhưng chắc vẫn còn
những vấn đề tồn tại về kỹ thuật.

Trở lại dự án đường sắt cao tốc đành rằng là "giấc mơ
đẹp" nhưng sẽ chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta biết
đặt nó vào trong bài toán tổng thể phát triển kinh tế xã
hội bền vững của đất nước. Còn biết bao dự án cấp bách
thiết thực khác đang "khát vốn" đầu tư như năng lượng,
giáo dục, y tế , giao thông vv...vẫn phải xếp hàng chờ đợi.
Vừa qua, một số vị bộ trưởng đăng đàn trên Quốc hội
cổ súy cho dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, chắc rằng sau
khi được đọc, cập nhật các thông tin hàng ngày không thể
làm ngơ, không suy ngẫm nhìn lại mình cho rõ hơn. Có những
phát biểu thể hiện "lỗ hổng" về kiến thức và cả nhận
thức không đáng có ở tầm của những người đã gọi là
chính khách.

Cử tri cả nước theo dõi, và chưa bao giờ háo hức chờ đợi
, kỳ vọng vào sự sáng suốt, có chính kiến thể hiện bản
lãnh và trách nhiệm của các vị đại biểu quốc hội như bây
giờ. Chúng ta chưa có "đôi mắt đại bàng trong tầm vóc lãnh
tụ" nhưng nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết của một số vị
đại biểu quốc hội qua thảo luận các vấn đề quốc kế
dân sinh đã để lại dấu ấn trước công luận và trong lòng
đông đảo cử tri cả nước.

Sau Đại hội Đảng lần thứ XI, bài toán nhân sự của các
bộ - ban - ngành, các địa phương cũng sẽ có những biến
động. Hy vọng chúng ta có đội ngũ lãnh đạo kế thừa, trẻ
hơn, sung sức hơn đủ tâm và tầm để đưa đất nước ta
phát triển lên tầm cao mới, sánh vai với các cường quốc năm
châu.

Nhật Bản cho chúng ta vay tiền là đáng quý lắm chứ, nhưng là
người đi vay, chúng ta nên nghĩ số tiền vay ấy làm vào việc
gì (trong vô số việc cần kíp) cho có hiệu quả nhất. Tất
nhiên, họ cho ta vay không phải để ta thích làm gì thì làm, mà
họ còn muốn chúng ta phải làm những việc gì đó có lợi cho
họ. Đừng quên bản chất ODA cũng có những mặt trái của
nó. Người dân Philippin đã tự hào khi coi ngày chấm dứt nhận
viện trợ ODA như ngày độc lập thứ hai của dân tộc mình.

Trước mắt, hy vọng sẽ có rất nhiều đại biểu Quốc hội
bấm nhầm nút để con cháu chúng ta không phải "oằn mình" ra
để gánh thêm món nợ "4 tỷ USD/năm" để thỏa mãn cái ước
mơ như bài hát tháng tư "mùa hè này còn xa lắm..." qua giọng
hát trầm lắng, sâu thẳm của ca sĩ Hồng Nhung hay có chút
phiêu du như ca sĩ Thu Hà.

Kính

Tô Văn Trường
--------

(*)Đây là bức thư trao đổi thông tin giữa nhóm các anh em khoa
học với nhau, nên cách viết có thể chỉ dùng trong nội bộ,
nhưng vì nhận thấy có nhiều nội dung rất hữu ích và mới
mẻ, sau khi được sự đồng ý của tác giả, chúng tôi quyết
định đưa bài này lên mạng VIDS để giúp làm tài liệu tham
khảo rộng rãi cho các bạn đọc quan tâm.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5219), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét